Da là bộ phận bao phủ khắp cơ thể, không chỉ thể hiện vẻ bề ngoài mà nó còn đóng vai trò như một “kênh truyền thông” phát tín hiệu về sức khỏe. Nhiều bệnh lý về da đang khiến cả thế giới đau đầu, trong đó hiện tượng nổi ban đỏ trên da chiếm tới 20% dân số (theo thống kê). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nếu người bệnh không được điều trị đúng cách sẽ dẫn những biến chứng nguy hiểm. Sau đây, Lyve sẽ cung cấp đến bạn những thông tin xoay quanh bệnh lý này.
Nổi ban đỏ ngứa trên da là tình trạng gì?
Phát ban là tình trạng nổi những nốt ban đỏ trên da, hay xuất hiện các mảng, đốm gây ngứa rất khó chịu. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể chúng ta. Với hầu hết các trường hợp, chúng không nghiêm trọng nhưng lại gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sự tự tin của người bệnh.
Phát ban đỏ biểu hiện thường gặp là nổi những ban chấm đỏ, các mảng đỏ phẳng trên da. Hay ban sần với những nốt nổi sần màu đỏ. Khi có cả 2 dấu hiệu trên thì người ta gọi là ban dạng dát sẩn.
Ngoài việt phát ban, sự đóng váy nứt da có hay loét da có thể đi kèm trong trường hợp này. Phát ban còn có tình trạng ban dạng mụn nước với biểu hiện nổi mụn nước rải rác trên da. Ngứa cũng là một triệu chứng được ghi nhận thường xuyên xuất hiện kèm với phát ban.
Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh lý phát ban đỏ
Là một bệnh lý về da nên chúng ta có thể dễ dàng nhận biết điều bất thường khi có bất kỳ sự thay đổi nào. Phát ban đỏ có thể nhận biết qua những dấu hiệu như:
- Nổi ban đỏ trên da có màu hồng hoặc màu đỏ, kèm theo hoặc không nổi mẩn, mụn nước.
- Vết ban có xu hướng lan rộng sang có vùng lân cận, gây ngứa ngáy và đau rát.
- Vùng da bị tổn thương có thể xuất hiện mụn, tăng sừng và tróc vảy.
- Phát ban thường không đi kèm sốt
Nguyên nhân gây nên tình trạng nổi ban đỏ trên da
Phát ban, nổi ban đỏ trên da là một bệnh lý thường gặp, nhất là khi bị dị ứng. Bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày đến một tuần khi ngưng tiếp xúc với nguồn dị ứng. Ngoài ra, các chuyên gia còn ghi nhận nhiều nguyên nhân khác gây nên tình trạng này:
Căng thẳng, mệt mỏi
Nhiều chuyên gia tin rằng, thân và tâm là 2 thể luôn tác động ảnh hưởng trực tiếp đến nhau. Tuy 2 nhưng thật ra là 1, nếu bạn bệnh tật thì sẽ dễ sinh suy nghĩ tiêu cực. Ngược lại nếu đầu óc căng thẳng sẽ dẫn đến những vấn đề cho sức khỏe.
Chính vì vậy, khi bị stress hay xúc động mạnh cũng có thể khiến cơ thể phát ban đỏ. Bởi vì stress làm hệ thống miễn dịch suy yếu, từ đó các rối loạn ở da có cơ thể “tấn công” và hình thành. Tuy nhiên, nếu bạn phát ban do nguyên nhân này thì chỉ cần cần bằng được tâm lý là có thể giải quyết chúng hiệu quả.
- Các bước chăm sóc da mụn giúp da phục hồi nhanh chóng
- 7 cách chăm sóc da mặt bị nám đúng chuẩn tại nhà
- Uống collagen bị nổi mụn là do đâu? Hưỡng dẫn cách uống
Tăng nhiệt cơ thể
Các chuyên gia ghi nhận nhiều trường hợp nổi ban đỏ trên da do cơ thể tăng nhiệt gây ra. Cụ thể là sau khi tập thể dục, tập nước nóng,… với trường hợp này thì những nốt ban thường sẽ xuất hiện ở cổ, ngực rồi lan ra vùng mặt hoặc lưng. Nếu gặp phản ứng này thường xuyên thì bạn nên đến thăm khám ở bác sĩ da liễu để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Sự thay đổi của môi trường
Yếu tố môi trường, thay đổi thời tiết,.. là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng nổi ban đỏ trên da. Với những ai nhạy cảm với thời tiết nóng, lạnh, ánh mặt trời, côn trùng thì sẽ dễ bị phát ban nếu rơi vào những thời điểm hay trường hợp trên.
Để ngăn chặn nguy cơ phát bệnh do yếu tố môi trường, các chuyên gia khuyến khích bạn nên tăng cường hệ miễn dịch bằng chế độ luyện tập hợp lý và ăn uống khoa học nhé.
Mặc quần áo quá chật
Chắc hẳn đây là một nguyên nhân khá “lạ lùng” mà bạn từng nghe. Việc mặc quần áo quá chật, bó sát hay đi giày chật sẽ khiến những vùng da bị đè nén và dễ xuất hiện ban đỏ, kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Các chuyên gia khuyên bạn nên hạn chế gãy và thay thế bằng những bộ quần áo rộng rãi, thấm mồ hôi , vải mềm mại,… tránh tối đa việc mặc quần áo bó sát trong thời gian dài.
Tác dụng phụ của dược phẩm
Một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc opioid,… trong quá trình sử dụng có thể gây ra hiện tượng phản ứng quá mẫn, xuất hiện ban đỏ trên da. Thông thường tình trạng này sẽ kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ sau khi người bệnh dùng thuốc. Nhưng cũng có trường hợp được gọi là quá mẫn muộn, ban đỏ sẽ kéo dài 1-2 ngày nên nhiều người lo lắng và không nghĩ tới trường hợp dị ứng với thuốc.
Viêm mao mạch dị ứng
Viêm mao mạch dị ứng được biết là một loại bệnh tự dị ứng, có thể gây tổn thương lan tỏa hệ thống vi mạch tại nhiều cơ quan trong cơ thể, từ đó gây viêm và chảy máu ở các mao mạch nhỏ dưới da, hay các bộ phận của người bệnh.
Theo thống kê trường hợp này thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Với những triệu chứng ban đầu là xuất hiện những chấm đỏ ở tay, chân, đùi và mông. Ngoài ra, các tổn thương còn được bắt gặp ở ống tai ngoài, mũi, bộ phận sinh dục ngoài (trường hợp này khá hiếm). Ban đầu những tổn thương ở dạng chấm, có gò nhưng đôi khi cũng có thể phát triển thành mày đay, bầm tím, bọng nước.
Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là một bệnh lý hình thành do rối loạn hệ miễn dịch. Những tổn thương có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau như nổi ban đỏ trên da mặt, cẳng tay, ngón tay, ngực, vai, thân, vùng trước tai. Biểu hiện để nhận biết bệnh là nốt ban đỏ thành đám màu đỏ trên da, có thể là màu đỏ sáng và hơi phù nề, thâm nhiễm hơi cứng kèm đóng vảy tiết.
Ban xuất huyết
Một trong những nguyên nhân nổi ban đỏ trên da khá phổ biến khác là do bệnh xuất huyết. Các chuyên gia lý giải rằng, ban xuất huyết hình thành là do hồng cầu trong mạch máu thoát ra ngoài, tràn vào các khu vực khác trên da.
Ban xuất huyết dễ nhận biết bằng dấu hiệu xuất hiện các nốt chấm đỏ trên da và chúng không gây ngứa. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng vì chúng không gây nhiều biến chứng nguy hiểm, chủ yếu là ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sẽ tự khỏi sau vài ngày.
Vảy phấn hồng
Vảy phấn hồng được cho là một căn bệnh tự phát lành tính, sẽ khiến làn da nổi ban đỏ nhưng không gây ngứa. Dấu hiệu nhận biết là khi da xuất hiện những mảng đỏ màu hồng, dễ đóng vảy, bong tróc khiến da sần sùi kém mịn màng.
Nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng. Một số nghiên cứu cho rằng tình trạng phát ban có thể được kích hoạt do nhiễm virus, đặc biệt là các chủng virus herpes (HHV7). Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân và mùa thu, kéo dài khoảng 3 tháng.
Bệnh lang ben
Xuất hiện những nốt ban đỏ trên da cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lang ben. Đây được xem là một trong những biến chứng da liễu thường gặp do nấm. Người mắc lang ben thường không cảm giác ngứa và không gặp các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Giãn mạch
Hiện tượng giãn mạch có thể dẫn đến tình trạng nổi những nốt ban đỏ trên da. Khi dùng tay ấn vào chúng sẽ biến mất và sẽ xuất hiện trở lại khi bạn bỏ ngón tay ra. Một số nghiên cứu cho rằng tình trạng này bắt nguồn từ việc bạn bị dị ứng với môi trường ô nhiễm, muỗi đốt, thiếu vitamin hoặc bị chấn thương.
Đối tượng dễ bị nổi ban đỏ trên da
Bệnh lý về da này rất dễ gặp ở mọi giới tính, độ tuổi tuy nhiên phụ nữ thường chiếm tỷ lệ cao hơn. Bời vì da phụ nữ dễ bị mẫn cảm hơn. Bạn có thể chủ động phòng bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ.
Yếu tố làm tăng nguy cơ phát ban
- Người từng có tiền sử hoặc đang bị dị ứng, hen suyễn
- Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, cây cối hoặc côn trùng.
Cách điều trị da nổi ban đỏ ngứa hiệu quả nhất
Điều đầu tiên là bạn cần trang bị cho mình kiến thức đầy đủ để nhận biết các bệnh lý ban đỏ trên da. Cùng bác sĩ điều trị tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra liệu trình chữa bệnh tốt nhất. Hãy thảo luận với bác sĩ để có thông tin chính xác nhất nhé.
Bí quyết giảm tình trạng nổi ban đỏ trên da với vitamin C
Vitamin C là một hoạt chất tuyệt vời giúp tăng sức đề kháng. Đồng thời chúng cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa với nhiều tác dụng tốt cho cơ thể và làn da. Vitamin C hỗ trợ chữa bệnh ngứa phát ban, mau chóng phục hồi những vết mẩn trên da.
Phát ban có thể xem là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị thiếu chất, sức đề kháng suy giảm, vì vậy bạn nên bổ sung vitamin C đúng cách để tiếp thêm năng lượng cho cơ thể vượt qua tình trạng này.
Hi vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn biết thêm về những nguyên nhân gây nên những nốt ban đỏ trên da. Khi nhận biết cơ thể đang phát ban, hãy đến thăm khám ở bác sĩ chuyên gia để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe theo đúng liệu trình nhé.