Hói đầu giờ đã không còn là câu chuyện của tuổi trung niên, theo ghi nhận tỷ lệ người trẻ mắc chứng hói đầu ngày càng gia tăng. Điều này khiến nhiều người lo lắng, đánh mất sự tự tin trong giao tiếp và ảnh hưởng lớn về ngoại hình. Vậy bị hói đầu khi còn trẻ là do đâu? Làm thế nào để cải thiện tình trạng rụng tóc, hói đầu khi còn trẻ? Hãy cùng Lyve tìm hiểu lời giải trong bài viết dưới đây. 

Bị hói đầu khi còn trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục
Bị hói đầu khi còn trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Bị hói đầu khi còn trẻ nguyên nhân là do đâu? 

Theo thống kê ghi nhận, tỷ lệ người trẻ mắc chứng hói đầu đang có xu hướng trẻ hóa dần. Không cần đến tuổi trung niên, bị hói đầu khi còn trẻ đã trở thành nỗi lo lắng ám ảnh của nhiều bạn dù đang trong độ tuổi đôi mươi. Theo các nghiên cứu, người trẻ đang có nguy cơ cao bị hói đầu vì những nguyên nhân sau: 

Gen di truyền

Yếu tố di truyền được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bị hói đầu khi còn trẻ. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được cơ chế rụng tóc đối với những trường hợp do gen di truyền. 

Chính vì vậy, những bạn sinh ra trong gia đình có người thân bị rụng tóc, hói đầu thì khả năng cao bạn cũng sẽ gặp chung tình trạng này. Ở nam giới có thể ảnh hưởng đến 98,6% và nữ giới là 64,4%. Suy ra nam giới thường có nguy cơ bị hói do gen cao hơn nữ giới

Cân bằng về hormone 

Sự mất cân bằng nội tiết là một trong những lý do phổ biến gây ra việc rụng tóc, hói đầu. Nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng bị hói đầu khi còn trẻ là do các nội tiết tố thay đổi gây ảnh hưởng đến nang tóc. Nang tóc là một bộ phận chịu trách nhiệm duy trì sự sống của sợi tóc. Khi nang tóc bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển của tóc, dẫn đến tình trạng rụng tóc sớm hoặc khó mọc lên tóc mới, gây hói đầu. 

 Bị hói đầu khi còn trẻ do ảnh hưởng của nội tiết tố
Bị hói đầu khi còn trẻ do ảnh hưởng của nội tiết tố

Tâm sinh lý 

Theo các nghiên cứu, sức khỏe tinh thần có ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể vật lý, trong đó bao gồm cả hoạt động của da đầu và nang tóc. Những bộn bề trong cuộc sống và công việc, rạn nứt tình cảm cá nhân và gia đình có thể khiến việc chuyển hóa dưỡng chất nuôi tóc bị ức chế và chậm lại. Từ đó các tế bào gốc và nang tó không thể phát triển hoặc chậm tái tạo hơn so với bình thường. 

Ngoài ra, tình trạng căng thẳng stress kéo dài sẽ gây áp lực đến hệ miễn dịch, khiến các tế bào bạch cầu tấn công các nang tóc của cơ thể, từ đó tóc ngày càng suy yếu, dễ rụng và dẫn đến bị hói đầu khi còn trẻ.

Lạm dụng hóa chất 

Yêu thích những mẫu tóc mới hợp xu hướng, nhiều bạn trẻ đã vô tình lạm dụng hóa chất độc hại để thay đổi kiểu dáng, màu tóc tự nhiên. Các loại hóa chất uốn, duỗi, nhuộm hay hơi nóng của máy làm tóc sẽ khiến tóc của bạn ngày càng yếu, dễ gãy và rụng hơn. 

Ngoài ra, việc sử dụng dầu gội đầu không phù hợp với da đầu hoặc một số loại thuốc/ mỹ phẩm trị mụn trứng cá có thể là nguyên nhân bị hói đầu khi còn trẻ. 

Bị hói đầu khi còn trẻ do lạm dụng hóa chất uốn, nhuộm tóc
Bị hói đầu khi còn trẻ do lạm dụng hóa chất uốn, nhuộm tóc

Bệnh lý tuyến giáp 

Rụng tóc một trong những triệu chứng đặc trưng của các bệnh lý tuyến giáp. Tuyến giáp là cơ quan đặc biệt quan trong trong cơ thể, chúng chịu trách nhiệm sản xuất hormone nhằm đảm bảo chức năng sinh lý và quá trình trao đổi chất hoạt động bình thường.

Khi tuyến giáp suy yếu hay quá tải có thể gây rối loạn nội tiết và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể, trong đó có sức khỏe của mái tóc. Theo các chuyên gia, hormone tuyến giáp không ổn định gây cản trở quá trình trao đổi chất ở nang tóc khiến nang tóc suy yếu và tóc rụng gây hói đầu. 

Thiếu máu 

Dòng máu có vai trò vận chuyển dinh dưỡng và oxy đến toàn bộ các mô tế bào và cơ quan trong cơ thể. Do vậy khi cơ thể thiếu máu, các cơ quan bên ngoài như da, móng, tóc thường không nhận đủ lượng dinh dưỡng và oxy cần thiết.

Hệ quả của tình trạng này dẫn đến khô da, móng giòn, tóc khô xơ, rụng nhiều và thậm chí tăng nguy cơ bị hói đầu khi còn trẻ.

Thiếu máu làm tăng nguy cơ bị hói đầu khi còn trẻ
Thiếu máu làm tăng nguy cơ bị hói đầu khi còn trẻ

Thiếu chất 

Thiếu dưỡng chất cũng là một trong những lý do khiến bạn bị hói đầu khi còn trẻ. Một chế độ ăn thiếu dinh dưỡng để phát triển tóc là sự thiếu hụt các chất như protein, vitamin nhóm B (B5, B7,…), vitamin E, kẽm, sắt… Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ những dưỡng chất này thì sự phát triển của tóc sẽ bị ảnh hưởng, tóc yếu và rụng đi. 

Vì vậy những người thực hiện chế độ ăn kiêng khắt khe hay ăn chay sai cách sẽ rất dễ gặp tình trạng thiếu dưỡng chất và bị rụng tóc. Kể cả những người yêu thích các loại thực phẩm chứa nhiều axit như thức ăn nhanh, thức ăn chứa dầu mỡ động vật cũng dễ gặp tình trạng này. 

Rượu, bia và thuốc lá

Nhiều người trẻ thường dùng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia,.. Đây đều là những chất kích thích không tốt cho cơ thể và có thể khiến bạn bị hói đầu khi còn trẻ. Theo phân tích, men từ bia rượu có thể làm cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất như kẽm, protein, sắt, đồng,… sẽ khiến bạn rơi vào trường hợp thiếu dinh dưỡng để cung cấp cho tế bào mầm tóc. Từ đó gây ra tình trạng rụng tóc nhiều và hói đầu. 

Bị hói đầu khi còn trẻ do thói quen uống rượu bia, chất kích thích
Bị hói đầu khi còn trẻ do thói quen uống rượu bia, chất kích thích

Thức khuya, thiếu ngủ 

Thường xuyên thức khuya và thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng lâu dần có thể dẫn đến stress. Stress đã được chứng minh là có liên quan đến chứng hói đầu ở người trẻ. Chính vì vậy, dù rất bận rộn với công việc và cuộc sống bạn vẫn nên hạn chế hết mức có thể những đêm thức khuya. 

Giảm cân quá nhanh 

Rụng tóc trong quá trình giảm cân là tình trạng thường gặp, nguyên nhân là do sự thiếu hụt dinh dưỡng khi bạn giảm cân quá đột ngột. Nó gây ra hội chứng rụng tóc Telogen, một dạng rụng tóc cấp tính khiến tóc không thể mọc lại và hình thành hói đầu ở một số khu vực hoặc cả đầu. 

Tiểu đường type 1 

Khi mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể dẫn đến hệ lụy rụng tóc nhiều. Ngoài rụng tóc, bệnh lý tiểu đường có thể kéo theo tình trạng rụng lông trên cánh tay, chân và các bộ phận khác trên cơ thể. Khi tóc mọc lại, tốc độ phát triển thường rất chậm và yếu. 

Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ không phải lúc nào cũng ảnh hưởng đến tóc. Tuy nhiên khi phát bệnh, số lượng tóc rụng thường sẽ tăng cao hơn bình thường. Những người mắc chứng bệnh này có thể bị rụng tóc tùy thuộc vào mức độ diễn biến nghiêm trọng của bệnh. 

Bị hói đầu khi còn trẻ do bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
Bị hói đầu khi còn trẻ do bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Theo ghi nhận, người bị hói đầu khi còn trẻ do bệnh Lupus ban đỏ gây ra sẽ có thể gặp các vấn đề về tóc như tóc gãy ngang thân hoặc rụng khi vuốt nhẹ, trong khi một số khác ghi nhận các bệnh nhân bị rụng tóc từng mảng, lan rộng ra toàn bộ đầu. 

Viêm nhiễm da đầu

Khi bị viêm nhiễm da đầu, tuyến dầu nhờn sẽ hoạt động mạnh mẽ và tiết ra nhiều dầu hơn tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm sinh sôi khiến lỗ chân lông bị bít tắc, nang tóc không thể hấp thu dưỡng chất. Từ đó, sợi tóc khi mọc lên sẽ trở nên yếu và dễ bị rụng, trong khi tóc mới khó mọc lên hơn. 

Nhận biết dấu hiệu bị hói đầu khi còn trẻ 

Rụng tóc sinh lý là một quá trình diễn ra liên tục và việc rụng khoáng 100 sợi tóc hàng ngày là điều bình thường. Trường hợp tóc rụng nhiều hơn mức này, kèm theo những dấu hiệu dưới đây thì bạn đang đứng trước nguy cơ hói đầu sớm:

Nhận biết dấu hiệu bị hói đầu khi còn trẻ
Nhận biết dấu hiệu bị hói đầu khi còn trẻ
  • Tóc trên da đầu mỏng dần: Bắt đầu với dấu hiệu rụng tóc và vùng rụng lan tỏa dần, rụng tóc xuất hiện trên đỉnh đầu và vùng xung quanh thái dương. Khi nhận thấy tình trạng này diễn ra, bạn cần xác định nguyên nhân và tìm cách điều trị chứng rụng tóc hiệu quả. 
  • Xuất hiện đốm hói loang lổ trên đầu: Tình trạng rụng tóc này thường chỉ tác động đến da đầu. Những vùng hói đột ngột thường được bắt gặp ở những khu vực cụ thể như đỉnh đầu, nguyên nhân là do phản ứng tự miễn dịch.
  • Chứng rụng tóc đột ngột: Tóc mỏng dần do tình trạng rụng tóc diễn ra quá nhanh chứ không xuất hiện những mảng hói cụ thể. 
  • Chứng rụng tóc toàn thể: Các phương pháp điều trị y tế như hóa trị liệu ung thư, có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn rụng mất tóc trên da đầu, tuy nhiên tình trạng này chỉ diễn ra tạm thời và tóc sẽ mọc lại sau thời gian điều trị. 

Chẩn đoán tình trạng hói đầu ở người trẻ 

Bị hói đầu khi còn trẻ cần được thăm khám và điều trị sớm. Bên cạnh việc kiểm tra tình trạng da đầu, các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm kiểm tra như: 

Chẩn đoán tình trạng hói đầu ở người trẻ
Chẩn đoán tình trạng hói đầu ở người trẻ

Kiểm tra kéo tóc: Bằng cách sử dụng kỹ thuật kéo nắm tóc, bác sĩ có thể xác định được mức độ và tình trạng rụng tóc. 

Sinh thiết da đầu: Để xác định chính xác tình trạng da đầu, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm sinh thiết để kiểm tra da đầu có bị nhiễm khuẩn hay không, có bị sẹo hay không. Các bác sĩ sẽ lấy bệnh phẩm từ vùng rìa của khu vực bị rụng tóc. 

Xét nghiệm máu: Bằng cách xét nghiệm máu, bạn có thể tìm ra nguyên nhân rụng tóc có liên quan đến hormone hay các bệnh lý về tuyến giáp, tiểu đường, đa nang buồng trứng,.. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân xét nghiệm máu để kiểm tra nội tiết tố, hormone tuyến giáp và một số chất có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc. 

Những cách chữa trị tình trạng rụng tóc hói đầu 

Để chữa trị tình trạng bị hói đầu khi còn trẻ hiệu quả, đầu tiên các bạn cần xác định nguyên nhân gây rụng tóc. Bên cạnh các phương pháp điều trị trực tiếp, bạn cần kết hợp điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt, vận động để cải thiện tình trạng rụng tóc hiệu quả hơn. 

Bổ sung viên uống kích thích mọc tóc 

Với trường hợp bị thiếu máu, thiếu dinh dưỡng trong chế độ ăn uống. Sau khi khám bác sĩ, bệnh nhân sẽ được kê một số loại thuốc chuyên dụng để hỗ trợ kích mọc tóc, cải thiện tình trạng rụng tóc hói đầu. 

Minoxidil 

Loại thuốc này thường ở dạng bôi, dùng để thoa trực tiếp lên vùng da bị rụng tóc. Các hoạt chất được tổng hợp trong Minoxidil có tác dụng kích thích nang tóc, bảo vệ sợi tóc mới phát triển. Liệu trình sử dụng thuốc liên tục trong 6 tháng để cải thiện tình trạng rụng tóc. 

Finasterid

Đây là loại thuốc được chỉ định sử dụng trong trường hợp điều trị phì đại tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, tác dụng khác của finasterid là ức chế quá trình sản sinh androgen – nguyên nhân gây ra tình trạng bị hói đầu khi còn trẻ ở nam. Chính vì thế, bạn có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng loại thuốc này khi điều trị rụng tóc, hói đầu. 

Sử dụng công nghệ laser 

Đây được xem là một trong những phương pháp giúp bạn lấy lại mái tóc dài chắc khỏe với độ an toàn cao. Bằng cách sử dụng bước sóng ánh sáng ở mức độ thấp để kích thích nang tóc phát triển và đẩy nhanh quá trình mọc tóc. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tay nghề, trình độ chuyên môn bác sĩ và thiết bị máy móc hiện đại nên chi phí sẽ khá cao. 

Bằng cách sử dụng bước sóng ánh sáng ở mức độ thấp để kích thích nang tóc
Bằng cách sử dụng bước sóng ánh sáng ở mức độ thấp để kích thích nang tóc

Cấy tóc 

Phương pháp cấy tóc được giới chuyên môn đánh giá khá cao về độ hiệu quả và tính an toàn. Có thể sử dụng cho người gặp tình trạng hói lâu năm và tóc rụng nhiều. Kỹ thuật cấy tóc được thực hiện bằng cách lấy những nang tóc khỏe mạnh di chuyển đến vùng đầu bị hói. Hiện nay, kỹ thuật này thường được chia thành 2 loại chính là cấy tóc sinh học và cấy tóc tự thân, mỗi loại sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng nhưng hiệu quả mang lại vẫn rất cao. 

Thuốc Đông y 

Bên cạnh trường phái sử dụng Tây y hóa dược thì thuốc Đông y cũng là sự lựa chọn của nhiều người bị hói khi còn trẻ. Theo Đông y, các thảo dược có khả năng điều trị rụng tóc mang lại hiệu quả cao phải kể đến như: 

  • Hà thủ ô: theo dân gian, hà thủ ô có tác dụng bổ máu thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, từ đó hỗ trợ tóc phát triển, giảm rụng và hói đầu hiệu quả. 
  • Quy thược địa hoàng hoàn: bổ can thận âm, giúp giảm rụng tóc, phòng ngừa hói đầu cho người trẻ rất tốt. 
  • Cao màn kinh tử: áp dụng bài thuốc này sẽ mang lại hiệu quả giúp mái tóc đen và nhanh dài. 

Có cách nào chữa hói đầu cho nam giới do di truyền? 

Với trường hợp hói đầu do di truyền rất khó điều trị dứt điểm, bạn cần nhận biết dấu hiệu và tiến hành can thiệp sớm để cải thiện và ngăn chặn vùng hói lan rộng nhanh hơn. Một số nghiên cứu đã cho ra kết quả rằng, sự tăng tinh quá mức nội tiết tố nam là nguyên nhân lớn gây ra tình trạng rụng tóc nhanh và khó mọc lại. 

Nguyên nhân tác động mạnh nhất là do di truyền
Nguyên nhân tác động mạnh nhất là do di truyền

Vì thế giải pháp tốt nhất là tìm cách ổn định nội tiết tố ngay từ sớm để tế bào mầm tóc không bị tổn thương, thúc đẩy việc kích thích mọc tóc diễn ra tốt hơn. 

Bí kíp chăm sóc tóc cho người bị hói đầu khi còn trẻ 

Đối với những bạn đang gặp tình trạng rụng tóc, thì việc chăm sóc rất quan trọng. Để giảm tóc gãy rụng, bảo vệ da đầu và kích mọc tóc, bạn có thể tham khảo những bí quyết sau: 

  • Sử dụng sản phẩm dầu gội đầu dịu nhẹ, lành tính, độ pH phù hợp với da đầu. 
  • Đội mũ khi ra đường để tránh tiếp xúc với khói bụi, tia cực tím,… 
  • Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của tóc 
  • Tránh xa rượu bia và các chất kích thích nếu bạn muốn tóc mọc trở lại 
  • Cân bằng tâm sinh lý, không để stress căng thẳng kéo dài 
  • Tập thể dục thường xuyên 

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị hói đầu khi còn trẻ, các bạn trẻ ngày nay rất năng động và đam mê công việc. Vô tình lại khiến bản thân rơi vào các nguyên nhân gây rụng tóc hói đầu. Điều quan trọng là bạn cần phát hiện sớm, kiểm tra sức khỏe và tìm ra nguyên nhân để dễ dàng điều trị tận gốc rụng tóc. Chúc bạn sớm có mái tóc khỏe đẹp!