Cây ngưu bàng được mệnh danh là vị thuốc đa năng trong y học cổ truyền, loại thảo dược này thường xuất hiện trong các bài thuốc giải độc, cảm mạo hoặc trị viêm yết hầu. Ngày nay chiết xuất rễ cây ngưu bàng (Burdock) còn được ứng dụng sản xuất các sản phẩm tóc sóc sức khỏe và mái tóc. Hãy cùng Lyve tìm hiểu tất tần tật về rễ cây ngưu bàng trong bài viết dưới đây.
Rễ cây ngưu bàng
Ngưu bàng có tên Tiếng Anh – Burdock, đây là loài thực vật có nguồn gốc từ Bắc Á và Châu Âu. Tên khoa học của nó là Arctium lappais, thuộc họ Cúc. Ngưu bàng giờ đây phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới như một loại cỏ dại. Người ra sử dụng nhiều bộ phận của loại cây này để điều trị bệnh.
Trong các bộ phận như lá, phần trên mặt đất, quả, rễ,… thì rễ cây ngưu bàng (Burdock root) được sử dụng phổ biến nhất, làm nguyên liệu để tạo ra chiết xuất rễ ngưu bàng (Burdock). Hoa Kỳ là quốc gia có vùng trồng và cung cấp sản lượng ngưu bàng lớn nhất trên thế giới.
Chiết xuất rễ cây ngưu bàng (Burdock) là gì?
Chiết xuất rễ cây ngưu bàng (Burdock) là thành phẩm được chiết xuất từ phần rễ của cây ngưu bàng, nó có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Trong y học, chiết xuất ngưu bàng được dùng để điều trị cảm lạnh, rối loạn tiêu hóa, đau khớp, ung thư và các vấn đề trên da như mụn trứng cá, bệnh vảy nến.
Giá trị dinh dưỡng có trong rễ ngưu bàng
Theo các tài liệu báo cáo dinh dưỡng thì trong 100gr rễ cây ngưu bàng có chứa:
- Calo: 72
- Lipid: 0,2gr
- Chất béo bão hòa: 0gr
- Chất béo không bão hòa: 0,1gr
- Chất béo không bão hòa đơn: 0gr
- Cholesterol: 0mg
- Natri: 5mg
- Kali: 308mg
- Carbohydrate: 17gr
- Chất xơ: 3,3gr
- Đường: 2,9gr
- Protein: 1,5 gr
- Vitamin C: 3mg
- Canxi: 41mg
- Sắt: 0,8mg
- Vitamin B6: 0,2mg
- Magie: 38mg
Tác dụng của cây ngưu bàng theo y học cổ truyền và y học hiện đại
Từ lâu các thầy thuốc giỏi đã biết được công dụng của cây ngưu bàng, đến nay y học hiện đại đã có những nghiên cứu để khai thác tác dụng của loại thảo dược này.
Trong y học cổ truyền
Ngưu bàng là loại cây được đánh giá cao về công dụng tăng cường sức khỏe. Thông tin tổng hợp cho thấy ngưu bàng có hiệu quả trong điều trị nhiều vấn đề sức khỏe.
Rễ của cây ngưu bàng là một vị thuốc được dùng trong điều trị bệnh bệnh gút, thấp khớp, loét, mụn trứng cá, chàm và bệnh vẩy nến, bổ phế. Không chỉ vậy, chiết xuất rễ cây ngưu bàng (Burdock) còn là nguyên liệu để sản xuất một số mỹ phẩm, dầu gội đầu và các sản phẩm chăm sóc tóc. Vì có khả năng chống oxy hóa, chống viêm, chống nấm, điều tiết bã nhờn trên da đầu.
Ở Trung Quốc người ta sử dụng ngưu bàng khô như một loại thuốc lợi tiểu, một chất làm sạch máu hiệu quả. Nó có khả năng làm sạch mạch máu bằng cách loại bỏ những chất độc nguy hiểm.
Trong y học hiện đại
Các nhà khoa học đã nhận ra công dụng tuyệt vời của cây ngưu bàng từ sớm. Qua nhiều cuộc nghiên cứu y học đã đưa ra những nhận định quan trọng về tác dụng của cây ngưu bàng. Chẳng hạn như:
Hoạt động chống ung thư
Chiết xuất rễ cây ngưu bàng (Burdock) có tác dụng bảo vệ các tế bào cơ thể khỏi các chất độc hại và giảm nguy cơ đột biến của tế bào. Từ đó giảm khả năng mắc các loại ung thư.
Phòng chống đái tháo đường
Hoạt chất Sitosterol-beta- D’Glucopyranoside được tìm thấy trong rễ cây ngưu bàng được coi là một trong những hoạt chất mạnh nhất có hiệu quả trong điều trị đái tháo đường và béo phì.
Kháng khuẩn
Từ lâu người ta đã biết công dụng từ ngưu bàng, họ dùng thuốc sắc từ loại thảo dược này nhằm ức chế song cầu khuẩn phát triển, rất hiệu quả trong điều trị các bệnh lý về da, phổi,…
Chiết xuất rễ cây ngưu bàng (Burdock) có chứa acid chlorogenic, chất này có tác dụng hiệu quả đối với vi khuẩn Klebsiella pneumoniae theo cơ chế ức chế β-lactamase của vi khuẩn.
Thoa chiết xuất ngưu bàng lên da đầu giúp tăng lưu thông máu cho da, giải độc mô biểu bì và ức chế sự phát triển của vi khuẩn theo cơ chế đã đề cập ở trên. Mặc dù việc xuất hiện một lượng nhỏ nấm men trên da đầu là điều bình thường, nhưng quá nhiều nấm men và vi khuẩn có thể gây ra tình trạng viêm nang tóc. Viêm nang tóc không được điều trị có thể dẫn đến rụng tóc vĩnh viễn khi các nang lông mềm bị kích thích do gãi hoặc giữ ẩm bởi hóa chất chứa cồn. Ngoài lợi ích kháng khuẩn của cây ngưu bàng, các acid béo thiết yếu của nó còn giúp chống lại chứng viêm nang lông bằng cách giữ ẩm cho da đầu và nuôi dưỡng các nang tóc.
Cung cấp chất chống oxy hóa
Các chuyên gia còn tìm thấy nhiều chất chống oxy hóa mạnh trong rễ cây ngưu bàng, điển hình như quercetin, luteolin và axit phenolic.
Công dụng của chiết xuất rễ cây ngưu bàng đối với tóc
Thoa chiết xuất ngưu bàng lên da đầu giúp tăng lưu thông máu cho da, giải độc mô biểu bì và ức chế sự phát triển của vi khuẩn theo cơ chế đã đề cập ở trên. Mặc dù việc xuất hiện một lượng nhỏ nấm men trên da đầu là điều bình thường, nhưng quá nhiều nấm men và vi khuẩn có thể gây ra tình trạng viêm nang tóc. Viêm nang tóc không được điều trị có thể dẫn đến rụng tóc vĩnh viễn khi các nang lông mềm bị kích thích do gãi hoặc giữ ẩm bởi hóa chất chứa cồn. Ngoài lợi ích kháng khuẩn của cây ngưu bàng, các acid béo thiết yếu của nó còn giúp chống lại chứng viêm nang lông bằng cách giữ ẩm cho da đầu và nuôi dưỡng các nang tóc.
Thành phần hóa học của rễ ngưu bàng
Rễ của cây ngưu bàng chứa chủ yếu là inulin (45%), tanin, một carbon hydrogen và một phytosterol, Sitosterol-beta- D’Glucopyranoside, acid chlorogenic, acid stearic. Ngoài ra nó còn chứa các polyphenol là các dẫn xuất của acid caffeoylquinic.
Cơ chế hoạt động của cây ngưu bàng
Chưa có quá nhiều công bố về cơ chế hoạt động của cây ngưu bàng. Vì vậy nếu muốn sử dụng chúng như một vị thuốc chữa bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số nghiên cứu vừa và nhỏ chứng minh rằng rễ của loài cây này có chứa các hóa chất có hoạt tính chống lại vi khuẩn và viêm.
Bộ phận dùng để làm thuốc của cây ngưu bàng
Phần rễ ngưu bàng được dùng làm thuốc để điều trị một số bệnh, ngoài ra nó còn được dùng trong nấu ăn. Rễ giòn, có vị ngọt, hăng nhẹ trộn một chút chát. Bên cạnh đó phần quả của cây ngưu bàng cũng được dùng để làm thuốc.
Liều dùng của cây ngưu bàng
Tùy vào mục đích sử dụng dược liệu mà liều lượng dùng sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số liều lượng làm thuốc và thoa ngoài dưới đây:
Liều lượng:
- Thuốc sắc: 6-12g/ ngày.
- Thoa ngoài: Không kể liều lượng cố định, tùy theo tình trạng và kinh nghiệm thầy thuốc.
Rễ cây ngưu bàng thường được sử dụng dưới dạng trà ngưu bàng, bột rễ khô hoặc dầu ngưu bàng.
Các bài thuốc dân gian sử dụng rễ cây ngưu bàng
Với thành phần dưỡng chất ấn tượng cùng nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, rễ cây ngưu bàng được xem là một trong những vị thuốc quý, có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian đem lại hiệu quả cao được các thầy thuốc Đông y tin tưởng.
Bài thuốc chống rụng tóc với rễ cây ngưu bàng
Như đã đề cập, chiết xuất từ rễ cây ngưu bàng đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe, làm đẹp, trong đó có hiệu quả chăm sóc tóc, ngăn ngừa tóc gãy rụng hiệu quả.
Cách làm: Rửa sạch rễ cây ngưu bàng rồi đun sôi trong một nồi nước. Khi nước sôi thì tiếp tục đun trên lửa nhỏ khoảng 20 phút và tắt bếp. Sử dụng nước nấu rễ cây ngưu bàng để gội đầu, đừng quên kết hợp massage da đầu để tăng hiệu quả cung cấp dưỡng chất và nuôi dưỡng tóc.
Bài thuốc chăm sóc tóc toàn diện với rễ cây ngưu bàng và dầu dừa
Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp chăm sóc toàn diện, giúp tóc trở nên suôn mượt, chắc khỏe, óng ả và dày dặn hơn thì có thể kết hợp dầu dừa với rễ cây ngưu bàng tươi.
Cách làm: Chuẩn bị 1 chén rễ cây ngưu bàng và 3 thìa dầu dừa nguyên chất. Đem nấu rễ cây ngưu bàng trong 20 – 30 phút trên lửa nhỏ, tắt bếp, để nguội rồi lọc lấy nước. Cho dầu dừa vào nước nấu rễ cây ngưu bàng rồi sử dụng hỗn hợp này để gội đầu, kết hợp massage để đạt được hiệu quả chăm sóc tóc tốt nhất.
Bài thuốc chữa nấm ngứa da đầu với rễ cây ngưu bàng và lá bạc hà
Cả 2 nguyên liệu rễ cây ngưu bàng và lá bạc hà đều sở hữu lượng lớn các chất chống viêm, kháng khuẩn, vì vậy mà có thể kết hợp với nhau trong việc điều trị tình trạng nấm, ngứa da đầu hiệu quả.
Cách làm: Rửa sạch lá bạc hà, rễ cây ngưu bàng rồi cho vào nước đun sôi từ 20 đến 30 phút, sau đó để nguội và chắt lấy nước. Trước tiên, bạn nên gội đầu thật sạch bằng dầu gội dịu nhẹ rồi dùng tăm bông chấm hỗn hợp nước nấu rễ cây ngưu bàng và bạc hà lên vùng da bị nấm ngứa hoặc có vảy gàu. Massage nhẹ nhàng rồi giữ nguyên trên da khoảng 30 phút và xả sạch lại với nước ấm. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi tuần đến khi tình trạng nấm ngứa không còn.
Bài thuốc chữa cảm mạo, chân tay phù, thủy thũng
Cách làm: Dùng 80gr quả ngưu bàng đem sao vàng rồi tán thành bột. Ngày dùng 8gr pha uống và chia thành 3 lần uống trong ngày. Lưu ý nên dùng nước nóng chiêu thuốc.
Bài thuốc chữa nuốt đau do đau họng, viêm họng
Cách làm: Lấy 10gr quả ngưu bàng sao sơ qua rồi tán mịn. Pha cùng với nước sôi và một chút rượu.
Bài thuốc dùng để chữa cảm cúm
Cách làm: Dùng 24gr ngưu bàng tử, 40gr liên kiều, 24gr cát cánh, 40gr kim ngân, 24gr bạc hà, 20gr cam thảo, 20gr đạm đậu xị, 16gr hoa kinh giới, 4gr lá tre. Đem các dược liệu đi tán thành bột mịn, lấy 24gr hãm với nước sôi, uống 3-4 lần/ngày.
Bài thuốc chữa viêm tuyến vú
Cách làm: Dùng 12gr quả ngưu bàng, 20g bồ công anh, 20g sài đất tươi, 16g cam thảo đất. Đem các nguyên liệu đi sắc uống, mỗi ngày uống 2-3 lần.
Bài thuốc chữa viêm họng
Cách làm: Dùng 12gr ngưu bàng tử, lá rẻ quạt 5g, cam thảo đất 16g, lá húng chanh 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc hỗ trợ chữa ung thư cổ tử cung
Cách làm: Dùng 12gr ngưu bàng căn cùng 20gr chữ thực tử. Đem các vị thuốc tán thành bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần từ 6-8gr.
Bài thuốc hỗ trợ chữa các loại ung thư
Cách làm: Dùng 20gr ngưu bàng tử sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc chữa ung thư vú
Cách làm: Dùng 60gr ngưu bàng tử đem sao vàng tán bột. Sắc với nước uống ngày 2-3 lần, mỗi lần khoảng 6-8gr.
Bài thuốc hỗ trợ chữa ung thư đại tràng
Cách làm: Dùng 20gr ngưu bàng căn, 12g đương quy, 6g đại hoàng, 8g xích tiểu đậu, 12g bồ công anh. Đem các dược liệu đi xay mịn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6-10gr.
Liều lượng rễ ngưu bàng có thể sẽ khác nhau với từng thể trạng bệnh nhân. Vì vậy hãy đến gặp thầy thuốc để được kê đơn liều dùng thích hợp nhất.
Dạng bào chế của cây ngưu bàng
Hiện tại chưa có dạng bào chế cụ thể của cây ngưu bàng. Tuy nhiên chiết xuất rễ cây ngưu bàng (Burdock) được sử dụng rộng rãi trong trị liệu và chăm sóc tóc.
Tác dụng phụ của cây ngưu bàng
Chưa có đủ công bố về tác dụng phụ của loại thảo dược này. Tuy nhiên một số trường hợp hiếm gặp có thể bị dị ứng với ngưu bàng.
Một số tác dụng phụ khi uống trà ngưu bàng như: nổi ban, khô miệng, buồn ngủ, bồn chồn, mờ mắt, đau đầu.
Lưu ý khi dùng ngưu bàng
Chiết xuất rễ cây ngưu bàng (Burdock) được đánh giá khá lành tinh và mang tính dược liệu cao. Tuy nhiên một số đối tượng cần lưu ý không dùng loại thảo dược này, bao gồm:
- Người có thai hoặc đang cho con nhỏ bú sữa
- Người đang dùng thuốc Tây
- Người dị ứng với bất kỳ chất nào có trong cây ngưu bàng
Mức độ an toàn của cây ngưu bàng đối với một số đối tượng
Một số đối tượng dưới đây cần đặc biệt lưu ý về mức độ an toàn khi sử dụng cây ngưu bàng.
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú sữa mẹ
Chưa có thông tin về việc sử dụng rễ cây ngưu bàng trong lúc mang thai và cho con bú. Tuy nhiên bạn nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi dùng loại thảo dược này.
Bệnh nhân sắp phẫu thuật
Nếu đang chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật, hãy ngưng sử dụng chiết xuất rễ ngưu bàng (Burdock) từ trước đó 2 tuần. Vì các thành phần của loại thảo dược này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong sau giải phẫu.
Bệnh nhân rối loạn xuất huyết
Rễ ngưu bàng có thể làm chậm quá trình đông máu và làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người bị rối loạn chảy máu.
Bệnh nhân tiểu đường
Một số bằng chứng chỉ ra rằng rằng rễ ngưu bàng có thể làm giảm lượng đường trong máu. Tình trạng này gặp ở người bị đái tháo đường cao hơn người thường.
Tương tác thuốc với cây ngưu bàng
Chiết xuất rễ cây ngưu bàng (Burdock) có thể cản trở hoạt động của một số loại thuốc Tây hoặc làm tăng tác dụng phụ khi dùng chung. Để tránh tình trạng này hãy lưu ý một số loại thuốc dưới đây không dùng chung với rễ cây ngưu bàng.
Bao gồm các loại thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống đông/chống huyết khối): aspirin, diclofenac, clopidogrel (Plavix®), (Cataflam®, Voltaren®, những thuốc khác), ibuprofen (Motrin®, Advil®, những thuốc khác), naproxen (Naprosyn®, Anaprox®, những thuốc khác), dalteparin (Fragmin®), enoxaparin (Lovenox®), heparin, warfarin (Coumadin®).
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, công dụng và các bài thuốc kinh nghiệm từ cây ngưu bàng mà Lyve muốn gửi đến các bạn. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu đa năng trong Đông y, có nguồn gốc từ thiên nhiên này. Nếu muốn biết thêm thông tin về loại dược liệu nào hãy comment bên dưới cho chúng tôi biết nhé!