Các tín đồ về mỹ phẩm chắc đã từng nghe qua cái tên Sodium hyaluronate. Tại sao thành phần này lại được các hãng làm đẹp ưa chuộng đến thế? Cùng Lyve khám phá ngay cơ chế, tác dụng và cách dùng chính xác của Sodium hyaluronate.

Sodium hyaluronate là gì?

Sodium hyaluronate (Natri hyaluronate) là một dạng muối natri của Acid hyaluronic. Đây là một loại Glycosaminoglycan phổ biến có trong ma trận bên ngoài của các mô liên kết, biểu mô và hệ thần kinh của động vật có vú, cũng như mô giác mạc bên trong mắt.

Sodium hyaluronate được biết đến như một chất giữ ẩm và có khả năng làm lành vết thương. Hoạt chất này bao gồm các phân tử nhỏ có khả năng thẩm thấu vào da một cách dễ dàng. Cơ chế hoạt động của nó là hút độ ẩm từ môi trường và giữ nước trong lớp biểu bì.  

Sodium hyaluronate được biết đến như một chất giữ ẩm hiệu quả
Sodium hyaluronate được biết đến như một chất giữ ẩm hiệu quả

Khi càng lớn tuổi, da dễ trở nên khô và xuất hiện nhiều nếp nhăn do mất nước. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa Sodium hyaluronate giúp duy trì độ ẩm cho da, mang lại làn da mịn màng, tươi trẻ và giảm thiểu các dấu hiệu lão hóa.

Điều chế sản xuất 

Chiết xuất Sodium Hyaluronate tự nhiên được tìm thấy trong lúa mì qua quá trình lên men của vi khuẩn. Các chuyên gia còn sản xuất chúng từ cuống rốn của các động vật có vú như cuống rốn của mèo hoặc chó hoặc phương pháp tổng hợp nhân tạo.

Điểm khác nhau giữa Acid hyaluronic với Sodium hyaluronate

Đầu tiên, bạn cần hiểu rằng Acid hyaluronic có hai dạng chính là muối natri và muối kali. Còn về Sodium hyaluronate là dạng muối Na của acid này. Cả hai đều có công dụng hút nước để cung cấp độ ẩm cho da và làm căng mịn da.

Acid hyaluronic có trọng lượng phân tử lớn, có khả năng giữ ẩm trên trên bề mặt da tốt và ngăn cản sự mất nước. Ngược lại, Sodium hyaluronate có trọng lượng phân tử nhỏ hơn. Điều này cho phép nó thẩm thấu sâu vào lớp biểu bì của da và cải thiện độ ẩm ngay từ bên trong.

Acid hyaluronic có khả năng giữ ẩm trên trên bề mặt da cực kỳ tốt
Acid hyaluronic có khả năng giữ ẩm trên trên bề mặt da cực kỳ tốt

Bên cạnh đó, thành phần này cũng có khả năng ổn định tốt và ít bị oxy hóa. Điều này làm cho các nhà sản xuất luôn tin tưởng và ưu tiên lựa chọn Sodium hyaluronate hơn Acid hyaluronic trong các sản phẩm chăm sóc da.

Lợi ích và cơ chế hoạt động chăm sóc da của Sodium hyaluronate 

Sodium hyaluronate có công dụng như thế nào đối với làn da. Cùng Lyve điểm qua những tác dụng tuyệt vời mà chất này mang lại.

Dưỡng ẩm

Chất Sodium hyaluronate có một số đặc tính dễ nhận biết. Đầu tiên, nó có khả năng hấp thụ nước cao do tính chất ưa nước của nó. Do đó, hoạt chất này sẽ cấp ẩm và hỗ trợ làm giảm tình trạng da khô.

Thêm vào đó, nhờ tính chất ưa nước, nó được sử dụng cho da dầu, da hỗn hợp da nhờn hoặc da mụn mà không gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Một báo cáo công bố vào năm 2019 đã chỉ ra rằng Sodium hyaluronate có hiệu quả hơn Acid hyaluronic – chất gốc của nó – trong việc cung cấp độ ẩm cho da.

Giảm thiểu xuất hiện nếp nhăn trên da

Khi da trở nên khô và thiếu ẩm thường xuyên dẫn đến sự hình thành các nếp nhăn. Tuy nhiên, nhờ khả năng cấp ẩm và làm ẩm từ bên trong, Sodium hyaluronate có thể giúp cải thiện tình trạng da, làm mờ các nếp nhăn.

Sodium hyaluronate có thể giúp làm mờ các nếp nhăn
Sodium hyaluronate có thể giúp làm mờ các nếp nhăn

Một nghiên cứu do Tiến sĩ Nobile và đồng nghiệp tiến hành vào năm 2014 đã chứng minh, hoạt chất này có khả năng làm mờ và giảm sâu các nếp nhăn, cũng như cải thiện độ đàn hồi trên da một cách hiệu quả. Đặc điểm này được các nhà nghiên cứu làm rõ thông qua khả năng liên kết và khả năng hấp thụ nước của nó.

Ngăn cản tình trạng viêm da

Ngoài những lợi ích dưỡng da, chúng còn có khả năng giảm viêm da và cải thiện các triệu chứng của rối loạn viêm lỗ chân lông trên da.

Một nghiên cứu về quá trình lành vết thương đã được tiến hành, nghiên cứu đã chỉ ra rằng Acid hyaluronic phân tử thấp hoặc Sodium hyaluronate đã tăng cường sản xuất Beta-defensin 2 – một chất thúc đẩy quá trình lành vết thương. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy thành phần này có khả năng kiểm soát hoạt động của tế bào viêm.

Chữa lành vết thương trên da

Sodium hyaluronate là thành phần giúp tăng cường sản xuất Beta-defensin 2. Điều này có tác dụng kháng khuẩn, bảo vệ vùng tổn thương và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Sự kết hợp của các tác dụng trên và khả năng chống viêm của Sodium hyaluronate đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện và thúc đẩy quá trình lành nhanh các tổn thương trên da. Ngoài những tác dụng trên da, Sodium hyaluronate cũng có hiệu quả trong điều trị viêm khớp, cung cấp độ ẩm cho mắt, và giảm tình trạng viêm mũi,…

Sodium hyaluronate cũng có hiệu quả trong điều trị tình trạng viêm mũi
Sodium hyaluronate cũng có hiệu quả trong điều trị tình trạng viêm mũi

Tăng sức hàng rào bảo vệ da 

Như đã đề cập trước đó, Sodium Hyaluronate giúp cung cấp độ ẩm tuyệt vời, nuôi dưỡng làn da trở nên khỏe mạnh hơn. Điều này góp phần cải thiện khả năng chống lại các tác động xấu từ môi trường, giữ cho làn da trông mịn màng và luôn tươi trẻ.

Công dụng và cơ chế tác dụng của Sodium hyaluronate trong chăm sóc tóc

Tính liên kết và giữ ẩm của Sodium hyaluronate hoạt động không chỉ trên da mà còn trên sợi tóc. Chúng giúp cho tóc luôn được cung cấp độ ẩm.

Khi tóc thường xuyên chịu tác động nhiệt từ các thiết bị tạo kiểu hoặc làm thẳng tóc, tóc dễ trở nên khô, xơ và dễ gãy. Các sản phẩm chứa Sodium hyaluronate giúp làm giữ cho lớp vỏ bảo vệ của tóc được cung cấp độ ẩm, đồng thời bảo vệ khỏi sự xâm nhập của tác nhân gây tổn thương từ môi trường bên ngoài.

Một số ứng dụng phổ biến khác của Sodium hyaluronate

Bên cạnh những lợi ích về làm đẹp và chăm sóc da, thành phần này cũng có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y tế. Nó được sử dụng để điều trị viêm khớp gối, phẫu thuật mắt, khắc phục tình trạng khô mắt và viêm mũi. Dưới đây là một số loại sản phẩm chứa Sodium hyaluronate:

Một số ứng dụng phổ biến khác của Sodium hyaluronate
Một số ứng dụng phổ biến khác của Sodium hyaluronate
  • Thuốc tiêm: được chế thành dạng thuốc tiêm để điều trị đau ở khớp gối do viêm xương khớp.
  • Giọt mắt nhân tạo: được sử dụng để điều trị tình trạng khô mắt.
  • Sản phẩm xịt mũi: Chất này được chế thành dạng lỏng để xịt vào mũi.
  • Sữa rửa mặt: Sữa rửa mặt chứa Sodium hyaluronate giúp cung cấp độ ẩm cho da, loại bỏ lớp trang điểm, bụi bẩn và dầu thừa.
  • Huyết thanh: Sau khi rửa sạch da, huyết thanh có thể được thoa đều lên mặt.
  • Kem dưỡng da: thường được sử dụng trong kem dưỡng da, phù hợp cho cả khuôn mặt và cơ thể.
  • Gel: Gel chăm sóc da chứa Sodium hyaluronate, được thoa lên da cho đến khi nó thẩm thấu hoàn toàn.

Ngoài ra, chất này cũng là thành phần chính trong nhiều sản phẩm như mặt nạ chống nhăn, sữa rửa mặt, kem mắt, kem dưỡng ẩm và kem phục hồi da.

Một số lưu ý khi dùng Sodium hyaluronate

Khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa chất Sodium hyaluronate, hãy chú ý đến những vấn đề sau đây:

  • Khi áp dụng các phương pháp thẩm mỹ mắt, nó có thể gây viêm nhiễm sau phẫu thuật, sưng hoặc tăng áp lực trong mắt trong thời gian ngắn.
  • Sodium hyaluronate an toàn cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Sodium hyaluronate được đánh giá khá an toàn cho phụ nữ mang thai
Sodium hyaluronate được đánh giá khá an toàn cho phụ nữ mang thai
  • Có thể gây kích ứng da, gây đỏ và mẩn đỏ. Nếu bạn gặp tình trạng này, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức.
  • Hãy thử sản phẩm trên một khu vực nhỏ trước khi sử dụng toàn bộ trên khuôn mặt.
  • Nếu bạn đang sống trong một môi trường quá khô, không đủ độ ẩm, Sodium hyaluronate có thể không hoạt động hiệu quả.

Dùng Sodium Hyaluronate cấp ẩm có tốt cho da không?

Nhiều chị em đang đau đầu khi sử dụng các sản phẩm chứa Sodium Hyaluronate vì không chắc chắn về hiệu quả của chất này. Hoạt chất này đã trở thành một thành phần phổ biến trong mỹ phẩm từ những năm 1980 và đã được Hội đồng đánh giá thành phần mỹ phẩm CIR (Mỹ) nghiên cứu kỹ lưỡng.

Các chuyên gia đã thực hiện việc đánh giá kỹ lưỡng về lợi ích Sodium Hyaluronate trên da mà không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về tác động tiêu cực của nó. Do đó, Hội đồng đã xác định đây là thành phần an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn các sản phẩm mỹ phẩm chứa chất này.

Đối tượng nên dùng Sodium hyaluronate

Với những tác dụng như vậy, Sodium hyaluronate đã trở thành thành phần quan trọng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da. Chúng được sử dụng cho các đối tượng sau đây:

Đối tượng nên dùng Sodium hyaluronate
Đối tượng nên dùng Sodium hyaluronate
  • Những người có nếp nhăn trên da, da bị lão hóa.
  • Những người có da khô, da thiếu nước, da thiếu ẩm.
  • Những người bị mụn, mụn trứng cá, mụn viêm.
  • Những người bị viêm khớp gối, khô mắt và viêm mũi.
  • Trước khi thực hiện ca phẫu thuật trong lĩnh vực nhãn khoa, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng.

Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Sodium hyaluronate trên da

Được biết đến là một thành phần an toàn khi sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm tại chỗ trên da. Tuy nhiên, nếu trong quá trình sử dụng sản phẩm mỹ phẩm này có bất kỳ tác dụng kích ứng nào như nổi mẩn, ngứa, ban,… thì cần ngừng sử dụng.

Ngược lại, việc sử dụng thành phần này để làm căng bóng da hoặc tiêm dưới da có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như:

  • Sưng tại vùng tiêm
  • Viêm
  • Tím bầm da
  • Đau

Các tác dụng phụ kể trên thường xuất hiện trong vòng 1 tuần sau khi tiến hành tiêm. Việc sử dụng chườm đá có thể được coi là một biện pháp tạm thời để làm dịu nhẹ cơn đau và sưng. Tuy nhiên, để giảm thiểu tác dụng phụ, cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn các biện pháp hiệu quả nhất.

Da viêm đỏ là một trong những tác dụng phụ sau khi dùng Sodium hyaluronate
Da viêm đỏ là một trong những tác dụng phụ sau khi dùng Sodium hyaluronate

Hướng dẫn cách dùng và dòng sản phẩm chứa Sodium hyaluronate

Sodium hyaluronate là thành phần của nhiều dòng sản phẩm làm đẹp như kem dưỡng da, sữa rửa mặt, huyết thanh, tonner. Dưới đây là một số sản phẩm thông dụng mà hoạt chất này thường xuất hiện.

Sodium hyaluronate dạng tiêm 

Phương pháp tiêm sử dụng Sodium hyaluronate với mục đích làm căng vùng da và đạt được các kết quả sau:

  • Tăng cường độ căng bóng trên các vùng da như má
  • Cải thiện và làm mờ các sẹo mụn, bao gồm cả sẹo lõm do mụn trứng cá hoặc các tổn thương do các quy trình phẫu thuật
  • Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2021 bởi Kebede và đồng nghiệp đã chỉ ra rằng việc tiêm muối acid hyaluronic vào da đã giảm thiểu sự xuất hiện của nếp nhăn ngay sau tiêm và tiếp tục có hiệu quả sau 9 tháng

Phương pháp này chỉ nên được thực hiện bởi các bác sĩ và chuyên gia có trình độ cao. Nếu bạn quan tâm và muốn thực hiện, hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn và thực hiện an toàn và hiệu quả.

Sữa rửa mặt 

Việc sử dụng sữa rửa mặt có chứa Sodium hyaluronate giúp duy trì độ ẩm cho da. Đồng thời, nó cũng giúp loại bỏ lớp trang điểm, bụi bẩn và dầu thừa tích tụ trên da. Sản phẩm sữa rửa mặt nên được sử dụng ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối, và rửa sạch với nước.

Sữa rửa mặt có chứa Sodium hyaluronate giúp duy trì độ ẩm cho da
Sữa rửa mặt có chứa Sodium hyaluronate giúp duy trì độ ẩm cho da

Huyết thanh sodium hyaluronate

Huyết thanh thường có nồng độ Sodium hyaluronate cao. Khi sử dụng, trước tiên bạn cần làm sạch da bằng sữa rửa mặt và tẩy tế bào chết trước khi áp dụng serum. Lưu ý rằng trong quá trình sử dụng, hãy sử dụng kem chống nắng với chỉ số cao.

Kem dưỡng da chứa chất sodium hyaluronate

Hoạt chất này là một phần không thể thiếu trong các loại kem dưỡng da. Các loại kem này được thoa trực tiếp lên vùng da khô, nếp nhăn trên khuôn mặt.

Gel chứa sodium hyaluronate

Sodium hyaluronate cũng là một thành phần có mặt trong bảng thành phần của gel chăm sóc da. Chúng được sử dụng như một loại kem dưỡng da, nhanh chóng thẩm thấu vào da sau khi được áp dụng.

Qua bài viết trên, Lyve hy vọng bạn đã hiểu hơn về Sodium hyaluronate. Loại muối này được ứng dụng khá nhiều trong lĩnh vực làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Trước khi dùng các sản phẩm chứa thành phần này thì bạn nên tham khảo ý kiến của các dược sĩ, bác sĩ trước khi sử dụng.