Vitamin B9 (Folic acid) là một trong các vitamin nhóm B cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Nó được biết đến với cái tên là Folate – dạng tự nhiên của vitamin B9 và được tìm thấy trong các loại rau xanh lá đậm, cam, các loại hạt, đậu. Vậy vitamin B9 có tác dụng gì cho sức khỏe? Những thực phẩm nào giàu Vitamin B9?
Vitamin B9 là gì?
Folic acid hay vitamin B9 là một chất thuộc vitamin nhóm B. Đây là một chất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào và sự hình thành của tế bào máu.
Từ năm 1998, Folic acid đã được phát hiện có ở ngũ cốc, bột mì, bánh mì, mì ống, các mặt hàng bánh… Thực phẩm có chứa nhiều folate tự nhiên bao gồm những loại rau lá (như rau bina, bông cải xanh hay rau diếp), đậu bắp, măng tây, trái cây (chuối, dưa, và chanh) đậu, nấm, men, thịt (như gan và thận bò), nước cam và trong nước ép cà chua.
Acid folic được sử dụng trong nhiều tình trạng bệnh khác gồm đau dây thần kinh trong bệnh tiểu đường, bệnh tim, mất trí nhớ cũng như nhiều bệnh khác.
Acid folic thường được sử dụng kết hợp với những vitamin B khác. Lượng folate được khuyên dùng hàng ngày cho người lớn là 400 microgam (mcg). Phụ nữ trưởng thành có kế hoạch mang thai hoặc có thể mang thai được khuyên nên uống 400 đến 800 mcg acid folic mỗi ngày.
Vitamin B9 có tác dụng gì?
Cơ thể thiếu Folic acid sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đặc biệt là đối với mẹ bầu và sự phát triển bình thường của thai nhi. Vậy Vitamin B9 sẽ có tác dụng gì đối với cơ thể?
Vitamin B9 (Folic acid) có thể ngăn ngừa sự phát triển ung thư vú
Bổ sung Vitamin B9 (Folic acid) trong chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú ở những phụ nữ cũng như việc ăn nhiều methionine, vitamin B12 (cyanocobalamin) hay vitamin B6 (pyridoxine).
Vitamin B9 ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh
Một trong các tác dụng phổ biến nhất của việc bổ sung folic acidvà folate đó là ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật ống thần kinh, bao gồm tật nứt đốt sống và chứng thiếu não (trẻ sinh ra không có bộ phận não hoặc hộp sọ).
Phụ nữ có thai được kê đơn nên bổ sung acid folic để phòng ngừa những nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi, cũng như giúp ngăn ngừa những biến chứng liên quan đến thai kỳ, bao gồm cả tiền sản giật.
Điều trị thiếu folate
Với người thiếu folate cần được điều trị bằng bổ sung folic acid đường uống.
Folate giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ
Folate đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa homocysteine, đây là một loại acid amin có thể gây những vấn đề về tim mạch khi chúng ở nồng độ cao trong máu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung Vitamin B9 (Folic acid) thường xuyên có thể làm giảm mức homocysteine và nguy cơ mắc bệnh tim, giúp giảm 4% nguy cơ mắc bệnh tim và giảm 10% nguy cơ đột quỵ.
Tác dụng Vitamin B9 (Folic acid) giảm nguy cơ mắc ung thư
Một đánh giá của 10 nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở người bổ sung folic acid đã tăng lên đáng kể.
Điều trị phiền muộn hay sa sút trí tuệ
Folic acid được sử dụng hiệu quả trong việc điều trị trầm cảm và ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.
Hỗ trợ điều trị cho bệnh thận nghiêm trọng
Khoảng 85% người mắc bệnh thận nghiêm trọng có nồng độ homocysteine cao. Nồng độ homocysteine cao thường có liên quan đến bệnh tim và đột quỵ. Uống Folic acid giúp làm giảm nồng độ homocysteine ở người bị bệnh thận nghiêm trọng. Tuy nhiên, bổ sung Vitamin B9 (Folic acid) không làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến bệnh tim.
Giảm lượng homocysteine cao trong máu nhờ Vitamin B9 (Folic acid)
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin B9 có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và giúp làm tăng sức khỏe tim mạch. Tại vì khi hàm lượng vitamin B9 cao làm giảm homocysteine nên giảm được nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc mạch máu, nguyên nhân gây ra các biến chứng trên tim mạch.
Giảm thiểu độc tính gây ra bởi thuốc methotrexate
Methotrexate là thuốc thuộc nhóm DMARD sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp. Nó là một chất tương tự như folic acid, do đó phân loại như là một thuốc ức chế chuyển hóa.
Uống Folic acid có thể làm giảm buồn nôn và nôn, đó là tác dụng phụ thường gặp của điều trị methotrexate.
Dị tật bẩm sinh não hay cột sống
Folic acid khi mang thai sẽ làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Phụ nữ mang thai nên uống 600-800 mcg Acid Folic mỗi ngày từ chế độ ăn uống hoặc bổ sung bắt đầu 1 tháng trước khi mang thai và trong quá trình mang thai. Phụ nữ mang thai đã có tiền sử dị tật bẩm sinh ống thần kinh nên uống folic acid với liều lượng khoảng 4000 mcg mỗi ngày.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt dẫn ở người lớn tuổi
Người lớn tuổi là đối tượng dễ gặp những vấn đề về mắt như thoái hóa điểm vàng liên quan tới tuổi tác hoặc AMD. Acid folic với những vitamin khác bao gồm vitamin B6 và vitamin B12 giúp làm giảm nguy cơ mất thị lực liên quan đến tuổi tác.
Giảm huyết áp cao
Vitamin B9 có sự ảnh hưởng tích cực đến những người có huyết áp cao, bổ sung những thực phẩm chứa nhiều Acid folic giúp giảm huyết áp và duy trì ở mức ổn định.
Nhu cầu bổ sung vitamin B9 hàng ngày của cơ thể
Trẻ sơ sinh dưới 3 tuổi: 50mcg, từ 1-3 tuổi: 100mcg, từ 4-12 tuổi: 200mcg, từ 13 tuổi đến người lớn 300mcg.
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú 500mcg (giới hạn an toàn là 800mcg).
Theo kết quả nghiên cứu của những nhà khoa học Thụy Sĩ và Hà Lan: Hàng ngày uống 800 mcg folic acid giúp người già tăng khả năng nhận thức, duy trì thính lực, có thể tiến bộ về trí nhớ.
Quỹ Chăm sóc người cao tuổi Mỹ (CLF) đã khuyến cáo rằng, người cao tuổi nên bổ sung 400mcg folic acid hàng ngày.
Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu vitamin B9 như thế nào?
Nếu cơ thể của bạn có những dấu hiệu sau đây, hãy chú ý nạp gấp vitamin B9 để duy trì sức khỏe.
Lưỡi bị sưng và viêm loét ở miệng
Khi bạn bị thiếu Vitamin B9 (Folic acid) trầm trọng thì sẽ xảy ra những hiện tượng này. Đầu lưỡi, quanh lưỡi sẽ bị sưng đỏ hoặc có thể bị viêm loét vùng miệng. Thiếu vitamin B9 cũng gây nên hiện tượng nhiệt miệng khó chịu.
Cảm thấy khó thở
Thiếu acid folic sẽ gây ra nguy cơ bị thiếu máu hồng cầu to dẫn tới các hệ lụy của bệnh thiếu máu. Có thể bị nặng thở khi thiếu máu nặng.
Mất vị giác
Việc thiếu vitamin B9 có thể khiến cho bạn mất vị giác khi ăn bởi lưỡi bạn đang có vấn đề nên sẽ không thể gửi thông tin đến não bộ thông qua hệ thần kinh.
Da tái nhợt
Trong hồng cầu, có một loại protein đó là hemoglobin, đóng vai trò vận chuyển oxy. Với các trường hợp thiếu acid folic nặng sẽ không có đủ hồng cầu (và cả hemoglobin) để cung cấp đầy đủ lượng oxy cho tất cả các bộ phận nếu thiếu vitamin B9. Điều này sẽ khiến cho bạn bị tê bàn chân bàn tay, mệt mỏi, da nhợt nhạt hay cơ thể yếu ớt.
Các vấn đề về nhận thức đối với người cao tuổi
Đối với hệ thần kinh trung ương, vitamin B9 đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Bạn sẽ bị khó tập trung, dễ cáu kỉnh, dễ quên và nặng nề nhất là bị trầm cảm khi thiếu loại vitamin này. Thiếu vitamin B9 có thể làm tăng các nguy cơ phát triển của chứng mất trí, bệnh Alzheimer nếu như không được điều trị kịp thời.
Ngoài ra, thiếu vitamin B9 còn gây ra hàng loạt những vấn đề khác về sức khỏe như:
- Gây nên thiếu máu hồng cầu to.
- Gây suy giảm các chức năng cơ học của ống tiêu hóa.
- Ở phụ nữ mang thai: thiếu vitamin B9 được xác định là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh về thần kinh như bị dị tật chẻ đôi đốt sống cho thai nhi.
- Ở phụ nữ mang thai có nồng độ acid folic trong cơ thể thấp và lượng amino acid homocysteine cao sẽ làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch của bào thai.
- Thiếu folic, hymocystein tồn tại với nồng độ cao sẽ làm tăng nguy cơ tạo cục máu đông và tổn thương thành mạch máu, tăng nguy cơ đột quỵ.
Tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng vitamin B9
Sử dụng Vitamin B9 (Folic acid) có xảy ra tác dụng phụ gì không? Hãy cùng Lyve tìm câu trả lời ngay sau đây nhé!
Folic acid không chuyển hóa có thể làm các tăng nguy cơ tự kỷ và nhận thức thần kinh
Một nghiên cứu gần đây trên 200 bà mẹ đã cho thấy rằng những bà mẹ có nồng độ folate trong máu cao có nhiều khả năng sinh con mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) Lượng folic acid không chuyển hóa tìm thấy ở những người mẹ có con bị ASD lớn hơn so với những người có con không bị ASD.
Các nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng mức độ cao của Folic acid không được chuyển hóa trong thời kỳ mang thai sẽ có thể dẫn đến các tác động tiêu cực đến sự phát triển nhận thức thần kinh ở trẻ em.
Một nghiên cứu khác trên 1.682 cặp mẹ – con cũng cho thấy những đứa trẻ có mẹ bổ sung hơn 1.000 mcg Folic acid mỗi ngày trong quá trình mang thai sẽ đạt điểm thấp hơn trong bài kiểm tra đánh giá trí tuệ của trẻ, so với những trẻ có mẹ bổ sung liều lượng phù hợp khoảng 400–999 mcg mỗi ngày.
Bổ sung nhiều Folic acid có thể gây khó phát hiện ra bệnh thiếu hụt vitamin B12
Folic acid có khả năng giúp sản sinh một số lượng lớn hồng cầu. Tuy nhiên, bổ sung Folic acid sẽ không khắc phục được các tổn thương thần kinh xảy ra khi cơ thể thiếu vitamin B12. Vì lý do này, sự thiếu hụt B12 có thể sẽ không được chú ý cho đến khi những triệu chứng tổn thương thần kinh xuất hiện.
Một số tác dụng phụ khác khi dùng liều cao
Ngoài những tác dụng phụ được liệt kê ở trên, có một số rủi ro khác liên quan đến việc dùng liều cao folic acid:
- Nguy cơ ung thư: Một đánh giá của 10 nghiên cứu gần đây đã cho thấy tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở người bổ sung Folic acid đã tăng lên đáng kể.
- Suy giảm chức năng miễn dịch: Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng bổ sung Folic acid liều cao có thể dẫn đến suy giảm chức năng miễn dịch.
Những loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin B9
Thực phẩm giàu Vitamin B9 (Folic acid) nằm trong hầu hết các nhóm thực phẩm chính mà chúng ta hay sử dụng hằng ngày. Một số loại thực phẩm có chứa nhiều Folic acid được kể đến như:
- Các loại rau xanh chứa nhiều Vitamin B9 (Acid Folic) như: bắp cải, bông cải xanh…
- Các loại đậu: như đậu lăng, đậu Hà Lan…
- Trái cây: chanh, quất, chuối và dưa…
- Các loại mì ống, bánh mì, ngũ cốc, yến mạch…
Hy vọng qua bài viết trên của Lyve, các bạn đã hiểu rõ hơn về acid folic cũng như những tác dụng, cách dùng của nó. Thiếu hụt acid folic sẽ gây nên những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn các loại thực phẩm chứa nhiều acid folic để bổ sung cho cơ thể hàng ngày nhé.