Cà phê và trà là những loại thức uống có lợi cho sức khỏe và có chứa caffeine, một chất có thể thúc đẩy tâm trạng, trao đổi chất và hoạt động tinh thần và thể chất. Tuy nhiên nếu dùng quá nhiều caffeine có thể gây ra một số bất lợi. Vậy cụ thể caffeine là chất gì và các tác dụng của caffeine đối với cơ thể là gì? Cùng Lyve theo dõi thông tin đó qua bài viết sau đây.
Caffeine là chất gì?
Caffeine là chất gì? Caffeine là chất kích thích tự nhiên được tìm thấy nhiều trong cây trà, cà phê và cacao. Chúng hoạt động bằng cách kích thích hệ thần kinh trung ương và não, giúp con người tỉnh táo cũng như ngăn ngừa sự mệt mỏi. Đây là một chất đắng xuất hiện tự nhiên và có trong nhiều loại thực vật, bao gồm:
- Hạt cà phê.
- Hạt kola, được sử dụng để tạo hương vị nước ngọt.
- Lá trà.
- Vỏ quả ca cao làm socola.
Ngoài ra, caffeine còn được tổng hợp nhân tạo và thêm vào một số loại thuốc, thực phẩm cùng đồ uống như:
- Một vài loại thuốc giúp giảm đau.
- Thuốc cảm lạnh.
Cơ chế hoạt động của caffeine như thế nào?
Caffeine hoạt động bằng cách kích thích hệ thần kinh trung ương, tim, cơ bắp và trung tâm kiểm soát huyết áp. Lưu ý chất này cũng có thể làm tăng huyết áp, vì vậy những ai có vấn đề về cao huyết áp nên hạn chế sử dụng caffeine.
Ngoài ra, Caffeine cũng có thể làm tăng lưu lượng nước tiểu và tác dụng này còn phụ thuộc vào cơ địa từng người.
Tác dụng tuyệt vời của Caffeine đối với cơ thể
Khi tìm hiểu chất caffeine ảnh hưởng như nào đến sức khỏe, có hai khía cạnh cần quan tâm chính là lợi ích và tác hại. Trước hết, ta cùng tìm hiểu các tác dụng tuyệt vời mà caffeine mang lại cho cơ thể người.
Caffeine giúp cải thiện tâm trạng và chức năng của não bộ
Caffeine có khả năng chặn các phân tử tín hiệu não adenosine, gây ra sự gia tăng những phân tử tín hiệu khác như dopamine và norepinephrine. Sự thay đổi này rất có lợi cho tâm trạng và chức năng của não. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra caffeine có tác dụng giúp tỉnh táo và tránh trầm cảm.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống tách cà phê thứ hai không mang lại lợi ích gì trừ khi nó được tiêu thụ ít nhất 8 giờ sau khi uống cốc đầu tiên. Theo đó, nếu như bạn uống từ 3 đến 5 cốc cà phê mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về não như Alzheimer và Parkinson.
Caffeine có thể tăng cường trao đổi chất và tăng tốc độ giảm cân
Do khả năng giúp kích thích hệ thần kinh trung ương, caffeine có thể làm tăng quá trình trao đổi chất lên 11% và đốt cháy chất béo lên đến 13%. Thực tế, khi tiêu thụ 300 mg caffeine mỗi ngày sẽ có thể cho phép bạn đốt cháy thêm 79 calo mỗi ngày.
Caffeine tăng cường hiệu suất tập luyện thể dục
Caffeine có thể giúp vận động hiệu suất hơn khi tập luyện các môn thể thao như: đạp xe đạp, chạy bộ, bơi lội,… và tránh các nguy cơ đau nhức các cơ, xương sau khi chơi. Thời gian tốt nhất để caffeine có thể phát huy tác dụng là khoảng 60 phút sau khi nạp vào cơ thể. Vì vậy bạn nên sử dụng các loại thức uống có caffeine trước khi luyện tập thể dục, thể thao khoảng 1 giờ đồng hồ trở lên.
Caffeine bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim và tiểu đường loại 2
Caffeine không làm tăng các nguy cơ mắc bệnh tim. Trên thực tế, thì những bằng chứng gần đây cho thấy được nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn ở nam và nữ nếu uống từ 1-4 tách cà phê mỗi ngày. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng mỗi ngày uống 2-4 tách cà phê hoặc trà xanh có thể giúp nguy cơ đột quỵ thấp hơn.
Caffeine được chứng minh có thể làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, hiệu ứng này thường khá nhỏ và có xu hướng mất dần đối với hầu hết những cá nhân khi họ tiêu thụ cà phê thường xuyên. Caffeine có thể chống lại căn bệnh tiểu đường.
Một đánh giá gần đây cho thấy rằng những người uống nhiều cà phê sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp.
Các lợi ích sức khỏe khác của caffeine
- Lợi tiểu: Đây là một tác dụng tuyệt vời khác của caffeine mà bạn không nên bỏ qua. Khi vào cơ thể, chất này sẽ khiến đi tiểu nhiều lần hơn bình thường nhưng đồng thời sẽ không gây ra tình trạng mất nước. Nhưng nếu nạp quá nhiều caffeine mỗi ngày thì tác dụng lợi tiểu sẽ có thể giảm dần.
- Bảo vệ gan: Cà phê có thể làm giảm đến 84% nguy cơ tổn thương gan (xơ gan), làm chậm tiến triển của bệnh và cải thiện đáp ứng điều trị.
- Tăng tuổi thọ: Uống cà phê có thể giúp giảm tới 30% nguy cơ tử vong sớm, đặc biệt là đối với những phụ nữ và bệnh nhân tiểu đường.
- Giảm nguy cơ ung thư: 2 ly cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm tới 64% nguy cơ ung thư gan và các nguy cơ ung thư đại trực tràng.
- Bảo vệ da: Tiêu thụ 4 hoặc nhiều tách cà phê có chứa caffeine mỗi ngày có thể làm giảm 20% nguy cơ ung thư da.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng (MS): Những người uống cà phê có thể có nguy cơ mắc các bệnh đa xơ cứng thấp.
- Ngăn ngừa bệnh gút: Uống thường xuyên 4 tách cà phê mỗi ngày có thể làm giảm được đến 40% nguy cơ mắc bệnh gút ở nam giới và 57% ở phụ nữ.
An toàn và tác dụng phụ của caffeine bạn nên biết
Caffeine có thể gây nghiện và một số người có thể nhạy cảm với nó. Một số tác dụng phụ liên quan tới việc sử dụng quá nhiều caffeine bao gồm lo lắng, run rẩy, bồn chồn, nhịp tim không đều và khó ngủ. Quá nhiều caffeine có thể gây đau đầu, đau nửa đầu, huyết áp cao ở một vài người, gây ra sự hoang mang, ảo giác, nôn hay có thể dẫn đến tử vong do co giật.
Ngoài ra, caffeine còn có thể dễ dàng vượt qua nhau thai, có thể làm tăng các nguy cơ sảy thai hoặc nhẹ cân. Phụ nữ mang thai nên lưu ý hạn chế tiêu thụ caffeine.
Tiêu thụ 400 mg caffeine mỗi ngày là hoàn toàn an toàn cho cơ thể. Tương đương với 2 hoặc 4 tách cà phê mỗi ngày, tuy nhiên uống quá liều có thể gây tử vong. Do đó, bạn nên hạn chế lượng caffeine tiêu thụ cùng lúc ở mức 200 mg mỗi lần. Phụ nữ mang thai cũng nên hạn chế lượng tiêu thụ hàng ngày ở mức 200 mg.
Trước khi dùng Caffeine bạn cần biết những gì?
Không sử dụng thuốc hay những sản phẩm chứa caffeine cho:
- Người dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
- Trẻ em dưới 12 tuổi
Bạn cần biết gì về việc sử dụng caffeine khi đang mang thai hoặc đang cho con bú?
Các chuyên gia khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai không nên uống quá 200mg caffeine mỗi ngày vì nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như:
- Sẩy thai
- Thai chậm phát triển
- Nhịp tim thai bất thường
- Caffeine cũng có thể truyền qua sữa mẹ với lượng rất ít, nhưng trẻ nhỏ bú mẹ có thể bị hốt hoảng và khó ngủ. Do đó, tốt nhất không nên dùng caffeine khi trong thời gian đang cho con bú.
Caffeine có thể tương tác với những loại thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi các khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của những tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm các tương tác thuốc có thể xảy ra. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu thường xuyên uống các loại thức uống có chứa caffeine. Không được tự ý dùng thuốc hay thay đổi liều lượng của thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.
Một số các loại thuốc có thể tương tác với caffeine như:
- Quinolones
- Duloxetine
- Ephedra hoặc Guarana
- Theophyllines
- Rasagiline
- Tizanidine
Thức ăn và rượu bia có ảnh hưởng gì tới Caffeine không?
Những loại thuốc nhất định không được dùng cùng với caffeine hoặc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu, trà, cafe và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào có ảnh hưởng đến Caffeine?
Tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng việc sử dụng Caffeine. Lyve lưu ý một số tình trạng sức khỏe nên cân nhắc có ảnh hưởng đến caffeine như:
- Chứng sợ không gian (sợ ở những nơi rộng rãi)
- Lo âu
- Co giật và động kinh ở trẻ sơ sinh
- Bệnh tim nặng
- Hoảng loạn
- Khó ngủ – Caffeine có thể làm cho tình trạng mất ngủ tồi tệ hơn
- Huyết áp cao
- Bệnh gan – Nồng độ caffeine có trong máu cao có thể dẫn tới tăng nguy cơ tác dụng phụ.
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hay dùng quá liều?
Khi dùng quá liều caffeine, bác sĩ có thể dựa vào hiện trạng mà cấp cứu và thực hiện một số biện pháp như: theo dõi nhịp thở, xét nghiệm nước tiểu, đo nhịp tim và huyết áp, hoặc xét nghiệm máu.
Bạn nên làm thế nào nếu quên uống một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc thì hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp tại thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi số liều caffeine đã quy định.
Caffeine có ảnh hưởng như nào đến sức khỏe chúng ta?
Nếu dùng quá nhiều caffeine sẽ khiến cho thần kinh căng thẳng, mất ngủ, đi tiểu nhiều, tim đập nhanh hay nôn mửa… Cụ thể, cùng Lyve tìm hiểu ngay sau đây.
Gây ra tình trạng mất ngủ nếu dùng quá nhiều caffeine
Mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ là những biểu hiện phổ biến khi bạn dùng quá lượng cho phép mỗi ngày, đặc biệt là vào khoảng thời gian trước khi ngủ. Tác động này sẽ dễ xảy ra hơn ở những nhóm đối tượng người cao tuổi. Vì ở họ, hệ thần kinh sẽ dần suy giảm cùng với tâm sinh lý kém, dẫn đến các khả năng mất ngủ cao hơn.
Nhịp tim tăng nhanh
Có thể bạn chưa biết, dùng caffeine còn có thể kích thích làm cho tim đập nhanh hơn bình thường. Tuy rằng những tác động này không quá nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng nó cũng sẽ làm cho cơ thể bạn luôn trong trạng thái lo lắng, hồi hộp.
Caffeine có nguy cơ làm tăng huyết áp
Caffeine khi đi vào cơ thể sẽ ngăn loại hormone có vai trò giảm áp lực và mở rộng động mạch, từ đó sẽ làm huyết áp của bạn tăng thời gian ngắn. Ngoài ra, Caffeine còn kích thích tiết ra adrenaline – một loại hormone với khả năng làm huyết áp tăng. Do đó, nếu bạn đang mắc những bệnh lý liên quan đến tim hoặc vấn đề huyết áp thì nên cân nhắc kỹ cũng như hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng caffeine.
Làm ảnh hưởng đến giai đoạn mãn kinh của phụ nữ
Caffeine có thể làm trầm trọng thêm những tình trạng cơ thể nóng đột ngột và đổ mồ hôi, được gọi là bốc hỏa thường xuyên xảy ra trong thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ. Vì vậy, phụ nữ đang trong giai đoạn mãn kinh nên cân nhắc sử dụng caffeine, hay không nên sử dụng nhiều để giảm triệu chứng khó chịu.
Caffeine ảnh hưởng tới hệ bài tiết hay hệ tiêu hóa
Caffeine làm tăng lượng axit trong dạ dày và có thể gây chứng ợ nóng hoặc khó chịu ở dạ dày. Caffeine khi đi vào cơ thể được xử lý trong gan và thải ra ngoài qua nước tiểu. Đây là lý do vì sao bạn có thể phải đi tiểu nhiều hơn ngay sau khi dùng caffeine.
Caffeine gây hại lên cơ và xương ở người
Caffeine được tiêu thụ với lượng lớn có thể gây cản trở sự hấp thụ và chuyển hóa canxi. Điều này còn có thể góp phần gây ra tình trạng loãng xương. Việc tiêu thụ quá nhiều caffeine khiến cơ bắp bị co giật. Nếu đang trong tình trạng cai caffeine, một triệu chứng có thể bao gồm như đau nhức cơ.
Dùng bao nhiêu caffeine mỗi ngày là đủ?
Theo tham khảo từ Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, đối với những người khoẻ mạnh, lượng caffeine vừa phải cho mỗi ngày từ 200 – 300 mg, tương đương từ 2 đến 4 cốc cà phê.
Nếu như sử dụng quá nhiều caffeine từ 500 – 600 mg sẽ gây ra căng thẳng, mất ngủ, buồn nôn… Đối với người nhạy cảm với caffeine, thì chỉ với một lượng nhỏ caffeine có thể gây bồn chồn, mất ngủ.
Một số lưu ý quan trọng khác khi sử dụng caffeine
Sau khi tìm hiểu caffeine có ảnh hưởng như nào đến sức khỏe chúng ta, việc tiếp theo bạn cần làm rõ đó chính là nắm rõ lưu ý khi sử dụng caffeine.
- Bạn chỉ nên sử dụng caffeine thông qua các loại thực phẩm, khi sử dụng caffeine bằng thuốc thì cần có sự chỉ định của bác sĩ.
- Khi sử dụng caffeine trong một thời gian dài, caffeine có thể gây nghiện. Cơ thể sẽ thấy bứt rứt, bồn chồn nếu không được uống caffeine.
- Đối với phụ nữ có thai hay cho con bú cần hạn chế sử dụng caffeine.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm các thông tin hữu ích về caffeine. Caffeine không có hại cho sức khỏe như chúng ta vẫn thường nghĩ. Trong thực tế, bằng chứng cho thấy nó còn có thể có các tác dụng ngược lại. Do đó, thật an toàn khi xem tách cà phê hoặc trà hàng ngày của bạn là một việc thú vị để tăng cường sức khỏe. Hãy sử dụng caffeine đúng cách và hiệu quả nhất nhé!